Chúng tôi thấy đã đến lúc phải huy động toàn thể dư luận xã hội, kể cả ngoài giới bóng đá, để chống lại tệ trạng bạo lực đang xâm nhập các sân bóng của cả hai giải: chuyên nghiệp và hạng nhất. Bạo lực mà chúng ta chứng kiến không còn xuất phát từ những trường hợp đơn lẻ cầu thủ nóng tính, cay cú ăn thua, thiếu rèn luyện đạo đức, mà là một khuynh hướng chung được phần đông cầu thủ chọn và coi đó như một thứ “vũ khí chiến lược” để áp đảo đối phương và giành chiến thắng. Cầu thủ nào “run chân”, đội bóng nào “yếu bóng vía” coi như thua trước. Bóng đá trên nhiều sân hiện nay là: bạo lực đối đầu bạo lực. Cho nên mới có chuyện một ông giám đốc sở TDTT tiễn quân của ông tham gia vào “cuộc chiến bạo lực” đã công khai hét lên: “Anh em cứ đá hết mình, tôi sẵn sàng nuôi suốt đời cầu thủ - thương phế binh”.
Bạo lực tiêu diệt tài năng .- Cầu thủ - thương phế binh hiện nay chúng ta đã có khá nhiều. Cầu thủ - thương phế binh mới nhất, nạn nhân của bạo lực có tên: Đỗ Khải, trung vệ số 1 của đội tuyển quốc gia. Cái đáng nói là ông giám đốc sẵn sàng “nướng quân” lại gánh không bao nhiêu nhưng cả làng bóng hiện nay phải chịu hậu quả rất nặng. Hầu hết các cầu thủ tên tuổi đều là “thương binh” từ nhẹ đến nặng.
Rõ ràng bạo lực đang tiêu diệt các tài năng của chúng ta, tiêu diệt lối bóng đá kỹ thuật có khả năng cải thiện đẳng cấp của làng bóng, tức tiêu diệt cả tương lai của bộ môn này tại VN. Bạo lực cũng đang cô lập, giết dần giết mòn môn bóng đá của chúng ta vì cầu trường nay không còn là nơi giải trí thỏa mãn sự say mê lành mạnh của các công dân có trình độ, có văn hóa. Nhiều bậc phụ huynh từ nhiều năm rồi đã từ chối cho con em của họ đến với sân bóng và các trường bóng đá; các cuộc tuyển chọn năng khiếu bóng đá chưa bao giờ khó khăn như lúc này.
... Phân tích tình hình bạo lực ngày càng trầm trọng, chúng ta giật mình thấy ra rằng đây là hậu quả của sự thiếu trách nhiệm lâu ngày của hầu hết các đầu mối trong làng bóng: từ cầu thủ, huấn luyện viên, lãnh đạo các đội bóng, lực lượng trọng tài cho đến cơ quan đầu não của bóng đá là LĐBĐVN.
Nhiều cầu thủ VN không tin ở khả năng chuyên môn của mình, không được giáo dục từ khi mới mang đôi giày có móng rằng cái đẹp, nét văn hóa trong thể thao nói chung và bóng đá nói riêng là mục đích cao nhất, cao hơn cả chiến thắng; rằng fair play chính là sự thể hiện nhân cách của cầu thủ; rằng sự thi đấu đúng luật với đối thủ của mình là một thái độ chuyên nghiệp đúng nghĩa, đối thủ của mình còn là đồng nghiệp của mình... Cho nên khi cầu thủ U-23 Nguyễn Duy Đông dùng hai chân lao thẳng vào đối thủ tại SEA Games lãnh thẻ đỏ, anh không ý thức rằng như thế anh đã giáng thêm cho đội tuyển VN một thất bại cùng lúc với thất bại đội bóng bị loại: Đó là làm cho hình ảnh cả đội bị hoen ố về phong cách.
Ngày 12-5-1957, tôi đã chứng kiến cú đá phang ngang của Tống Mành (đội Tổng Tham Mưu) làm gãy chân tiếp ứng có lối chơi kỹ thuật từ miền Bắc vào Nam Trần Văn Ứng trong màu áo cảnh sát trên sân Vườn Ông Thượng, tức sân Tao Đàn ngày nay. Tiếng chân gãy nghe rõ tận khán đài! Sau đó, không chịu nổi sự lên án của dư luận, Tống Mành đã trốn sang Hồng Kông kiếm sống...
Ai là thủ phạm chính?.- Bạo lực từ đâu đến? Dĩ nhiên trực tiếp từ cầu thủ, nhưng trong bối cảnh hiện nay của bóng đá VN, nhiều huấn luyện viên và lãnh đạo đội bóng là thủ phạm chính. Từ trong đội, từ ngoài sân, họ đã khuyến khích, chỉ đạo cho cầu thủ dùng “dao búa” trên sân. Họ thiếu trách nhiệm giáo dục cầu thủ; bản thân các lãnh đạo đội lại quên trách nhiệm chính trị của mình và quên rằng lãnh đạo cầu thủ và đội bóng cũng là một sứ mạng văn hóa.
Sự yếu kém và sự tiêu cực của nhiều trọng tài, trong đó có sự thiếu dũng cảm, hèn nhát của một số tiếng còi, cũng là một thủ phạm chính nuôi dưỡng bạo lực trên sân. Ngày nào làng bóng không khắc phục triệt để khâu này, cứ núp sau lập luận “chúng ta chỉ có thế mà thôi” thì ngày đó bóng đá VN vẫn chậm tiến và hơn thế nữa là nơi diễn ra thường xuyên vô số những hành vi bạo lực, vô văn hóa. Khán giả sẽ rủ nhau xa lánh cầu trường.
Ở đây thì... trăm dâu đổ xuống đầu tằm. Chưa bao giờ LĐBĐ VN qua các nhiệm kỳ chứng tỏ được quyền chi phối của mình với lãnh đạo, HLV các đội, có những buổi làm việc nghiêm túc với giới này để nhắc nhở, ngăn chặn bạo lực trên sân cỏ, kêu gọi họ hợp tác và đồng thời nói cho họ biết thái độ cứng rắn của LĐBĐ VN đối với loại tiêu cực này. Bạo lực cũng tệ hại đối với bóng đá như các thứ tiêu cực khác (bán độ, dàn xếp tỉ số...) rõ ràng bạo lực cũng giết bóng đá. Chúng ta không thể tưởng tượng một câu nói như “sẵn sàng nuôi thương binh” xảy ra tại một nước bóng đá văn minh, bởi chắc chắn vị lãnh đạo đội đó sẽ bị LĐBĐ nước đó kỷ luật ngay.
Chống bạo lực cũng phải tiến hành từ sự chỉ đạo triệt để của LĐBĐ VN đối với lực lượng cầm còi. Nếu có sự triệt để này về thái độ và cả về chuyên môn - một chiến dịch làm trong sạch bóng đá trên sân - có lẽ tình hình hiện nay không tồi tệ đến thế.
Tuy nhiên với việc không thể bảo vệ thành công cú ăn ba sau khi thất bại ở cả Champions League lẫn FA Cup, HLV 53 tuổi biết rằng, nửa xanh thành Manchester đang trong chu kỳ chững lại và cần những phương án cái tổ lâu dài. Vì vậy, Guardiola hy vọng giám đốc thể thao Txiki Begiristain, có thể đưa về một số tân binh vào mùa hè này.ae888 ae888.aiPaulo Dybala gia nhập AS Roma trong mùa hè này theo dạng chuyển nhượng tự do sau khi kết thúc hợp đồng với Juventus. Bản giao kèo của tiền đạo sinh năm 1993 này với đội bóng thủ đô nước Ý có thời hạn 3 năm.