Hòa trong dòng cảm xúc dạt dào, cái cảm giác vừa xem, vừa hát theo ca sĩ, vừa đưa tay gạt nước mắt và cùng nhắc lại những ký ức của một thời gian khó, để biết quý trọng cuộc sống hôm nay, đó là cảm xúc chung của những ai đến thưởng thức chương trình nghệ thuật "Chuyện phố
thời bao cấp
".
Chương trình không chỉ là một đêm nhạc được sắp xếp thứ tự xuất hiện theo lời dẫn của MC, mà các diễn viên của Nhà hát Tuổi Trẻ đã kể một câu chuyện được đúc kết từ kịch bản có hình tượng nhân vật, tạo ấn tượng cho khán giả và MC (nghệ sĩ Quang Vinh) cũng là một nhân vật kịch trong câu chuyện đám cưới của chú rễ Quang Trọng và cô dâu Trà My.
Điều thú vị hơn chính là thiết kế sân khấu của họa sĩ - NSƯT Doãn Bằng, hiện là phó giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ, ông đã thiết kế một không gian thời bao cấp với mái hiên nhà, cột điện, những chiếc loa phát thanh, kể cả máy nước công cộng, cửa hàng mậu dịch…tất cả như được tái hiện trên sân khấu gây nhiều xúc động cho người xem.
Đây là chương trình chào mừng kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2023), và là một chương trình xã hội hóa tận dụng những tài năng của nhà hát trong các khâu sáng tạo để mang lại hiệu quả thiết thực cho một đêm diễn sân khấu - âm nhạc đầy ý nghĩa.
NSƯT Lê Ánh Tuyết trong vai trò đạo diễn đã tái hiện Hà Nội thời tem phiếu bằng âm nhạc đưa người xem quay ngược về miền ký ức vốn được cất giữ trong tim nhiều thế hệ khán giả. Đó là cái thời cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng con người thủ đô sống với nhau mộc mạc, chân thành.
"Qua show diễn âm nhạc, ê-kíp mong muốn lan tỏa tình yêu với Hà Nội, làm sống lại ký ức Hà Nội một thời để thêm trân quý quá khứ và những giá trị đương thời" - NSƯT Sỹ Tiến - Giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ đã chia sẻ.
Quả nhiên, không gian cuốn hút ngay từ đầu khi khán giả bước vào tiền sảnh Nhà hát, đó là một không khí với những góc phố bán hàng của cái thời khó quên, có cả máy hát xưa, bàn máy may, quán cà phê cóc pha bằng chế bằng "vợt vải"và còn nữa những nhóm chợ bán rau cải, cớm, xôi…cứ thế khiến người xem như được quay lại với quá khứ của một thời không thể quên.
Khác biệt với các show âm nhạc thông thường, "Chuyện phố thời bao cấp" đã khai thác kịch bản từ câu chuyện kể về một gia đình tứ đại đồng đường sống ở phố cổ Hà Nội. Ê-kíp sáng tạo của Nhà hát Tuổi trẻ đã dồn nhiều tâm huyết để dàn dựng bối cảnh, chọn lọc các tác phẩm âm nhạc phù hợp để thể hiện rõ nhất đời sống một Hà Nội thời bao cấp.
NSƯT Sỹ Tiến, Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ, Chỉ đạo nghệ thuật chương trình cho biết, âm nhạc thời bao cấp Hà Nội ghi dấu sự đa dạng, phong phú với nhiều loại hình âm nhạc khác nhau: âm nhạc dân tộc, âm nhạc cổ truyền, âm nhạc cách mạng, âm nhạc phương Tây… Vì vậy, "Chuyện phố thời bao cấp" được kể bằng câu chuyện mới mẻ, hấp dẫn.
Đêm nhạc đã vỡ òa hạnh phúc khi đạt được thành công về mặt nghệ thuật, chất lượng văn học từ kịch bản sân khấu và cả hình tượng các nhân vật điển hình của chương trình.
Khán giả cùng hòa nhịp cảm xúc với các ca khúc đi cùng năm tháng trên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ đã được dàn dựng như: "Kỷ niệm thành phố tuổi thơ", "Hoa sữa" (Hồng Đăng), "Nhớ mùa thu Hà Nội" (Trịnh Công Sơn), "Nhớ về Hà Nội" (Hoàng Hiệp), "Thành phố buồn" (Lam Phương), "Bảy ngày đợi mong", "Chuyện hẹn hò" (Trần Thiện Thanh), "Như khúc tình ca", "Ơi cuộc sống mến thương" (Nguyễn Ngọc Thiện), "Câu chuyện nhỏ của tôi" (Thanh Tùng), "Mặt trời bé con", "Tạm biệt chim én" (Trần Tiến), "Em như tia nắng mặt trời" (Nguyễn Đức Trung), "Hà Nội những công trình" (Quốc Trường), "River Babylon" (Boney M)...
Các ca khúc được trình bày bởi những giọng ca tên tuổi: NSƯT Đức Long, NSƯT Ánh Tuyết, ca sĩ Tôn Sơn, Tuấn Nghĩa, Quốc Chí, Nam Anh, Quang Thiện, Quang Trọng, Thanh Nhàn, Hà Uyển Linh, Mai Hằng, Hồng Giang...
Tay vợt gốc Phú Thọ đặt mục tiêu cải thiện thứ hạng của mình và cụ thể là lọt vào top 20 thế giới. Thành tích vào Tứ kết tại Phần Lan mở rộng giúp Thùy Linh vươn lên xếp hạng 24 thế giới.bắn cá 888b casinoSau khi loại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, cũng như đánh bại Bỉ ở vòng bảng, "những cú sư tử Atlas" đầy tự tin tạo nên bất ngờ khác trong trận bán kết với Pháp. Lối đá giàu thể lực cùng khả năng áp sát nhanh là chìa khóa làm nên chiến thắng cho đại diện Bắc Phi.